Căn cứ tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu thế chấp nhà ở xã hội là việc một bên dùng nhà ở xã hội để thực hiện nghĩa vụ nào đó và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
>> Quy định mua bán nhà ở xã hội mới nhất
Như vậy, người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó. Đồng thời chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như đã trình bày ở trên, người dân được thế chấp nhà ở xã hội tại ngân hàng để vay tiền mua chính nhà ở xã hội đó. Trường hợp thế chấp nhà ở xã hội thông thường là thế chấp nhà ở xã hội hình thành trong tương lai để vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội đó.
Theo đó, Quyết định 8586a/QĐ-NHCS quy định thủ tục thế chấp nhà ở xã hội thực hiện như sau:
- Bản gốc Hợp đồng mua/thuê mua nhà ở xã hội (mẫu số 01 và 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD);
- Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho Chủ đầu tư để mua/thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký cho ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
- Bên thế chấp và ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục tiến hành ký và công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Ngân hàng lưu giữ Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Khi người vay vốn đã trả tối đa 95% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng đối với mua nhà ở xã hội, ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng chủ đầu tư, người vay vốn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
- Ngay sau khi nhận được giấy hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp, người vay vốn và chủ đầu tư phải bàn giao cho ngân hàng chính sách nơi cho vay.
Sau đó, Ngân hàng trao trả hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp đã nhận của người vay vốn cho người vay vốn.
Minh Triết
theo luatvietnam
Bài viết khác
HQC Tân Hương là một trong số rất ít dự án nhà ở xã hội tại Đồng Tháp hội tụ đủ 5 yếu tố "vàng" hấp dẫn khách hàng và nhà đầu tư: vị trí đắc địa, cộng đồng hiện hữu, pháp lý minh bạch, giá bán rẻ và chính sách vay cực...
Đủ điều kiện mua NOXH tại Tây Ninh dù đã có nhà? Cập nhật chính sách hỗ trợ 2025 theo Quyết định 59/2025/QĐ-UBND và cách xác minh khoảng cách.
Ngày 24/6/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 5312/NHNN-CSTT và 5313/NHNN-CSTT, công bố mức lãi suất ưu đãi dành cho người mua nhà ở xã hội, đặc biệt là người trẻ dưới 35 tuổi và các dự án NOXH, nhà ở công...
Từ ngày 1/6/2025, người dân sẽ chính thức được hưởng hàng loạt quyền lợi mới về nhà ở xã hội (NOXH) nhờ Nghị quyết 201/2025/QH15 được Quốc hội ban hành. Với hàng loạt điểm thay đổi mang tính đột phá, việc mua nhà ở xã hội...
Nợ xấu trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là một trong những rào cản lớn khiến nhiều người khó tiếp cận các khoản vay ngân hàng, đặc biệt là khi có nhu cầu vay mua nhà.