Nợ xấu (NPL) là các khoản vay mà người vay không trả đúng hạn hoặc không có khả năng thanh toán theo thỏa thuận. Theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ được chia thành 5 nhóm:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;
Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản.
Nợ xấu được xác định thuộc các nhóm 3, 4, và 5, được lưu trữ trên CIC. Ngoài ra, báo cáo tín dụng cá nhân của CIC còn bao gồm các thông tin như: Quan hệ tín dụng (các khoản vay hiện tại), Lịch sử nợ xấu, Thông tin bảo đảm khoản vay, Điểm tín dụng.
Đáng chú ý, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ các khoản vay lớn mới bị ghi nhận nợ xấu trên báo cáo. Thực tế, khoản vay có giá trị dù bao nhiêu cũng sẽ được lưu trữ trên CIC, bao gồm cả thông tin nợ vay và nợ thẻ tín dụng.
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu giữ tối đa 5 năm kể từ ngày tất toán khoản nợ. Nếu khoản nợ chưa được tất toán, lịch sử nợ xấu sẽ tiếp tục hiển thị.
Trước ngày 1/1/2024, nợ xấu dưới 10 triệu đồng được xóa ngay sau khi tất toán và ngân hàng báo cáo.
Tuy nhiên, từ 1/1/2024, mọi khoản nợ xấu, bất kể số tiền, chỉ được xóa sau 5 năm kể từ ngày tất toán
Lưu ý, với riêng thẻ tín dụng, lịch sử nợ xấu sẽ chỉ hiển thị trong vòng 3 năm gần nhất.
Ngoài lịch sử nợ xấu, báo cáo cũng có lịch sử nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất.
CIC khẳng định: Mọi quảng cáo về dịch vụ xóa nợ xấu đều là lừa đảo.
Thông tin trên CIC được cập nhật trung thực, khách quan dựa trên báo cáo từ các tổ chức tín dụng (TCTD). CIC và bất kỳ tổ chức/cá nhân nào không được phép tự ý điều chỉnh thông tin.
Thông tin tín dụng chỉ được điều chỉnh nếu phát hiện sai sót do lỗi tác nghiệp, nhưng phải tuân thủ quy trình xác minh nghiêm ngặt. Không có cơ chế xóa nợ xấu trước thời hạn 5 năm, và không tổ chức hay cá nhân nào có quyền thực hiện việc này.
Chỉ vay vốn/mở thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết và tính toán kỹ khả năng trả nợ dựa trên thu nhập thực tế.
Có kế hoạch trả nợ đầy đủ và đúng hạn: luôn cân nhắc về khả năng tài chính của mình để hoạch định kế hoạch chi tiêu nhằm trả nợ đủ và đúng thời gian.
Luôn có ý thức trả nợ, dù là khoản nợ nhỏ (có thể sử dụng các công cụ nhắc nợ tự động như phần mềm ghi nhớ trên điện thoại).
Thường xuyên kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân để giám sát thông tin và mức độ tín nhiệm về bản thân và tránh bị kẻ gian lợi dụng, có phương án xử lý nếu phát hiện thông tin của mình chưa chính xác.
Khi có nhiều khoản nợ cùng lúc khách hàng nên cố gắng chi trả dần số dư nợ hiện tại, không nên phát sinh thêm nhiều khoản nợ mới, đặc biệt là nợ tín chấp, nợ vay tiêu dùng.
Minh Triết
Bài viết khác
Từ ngày 1/6/2025, người dân sẽ chính thức được hưởng hàng loạt quyền lợi mới về nhà ở xã hội (NOXH) nhờ Nghị quyết 201/2025/QH15 được Quốc hội ban hành. Với hàng loạt điểm thay đổi mang tính đột phá, việc mua nhà ở xã hội...
TP. Mỹ Tho – trung tâm hành chính của tỉnh Tiền Giang – đang chứng kiến bước ngoặt lớn trong phát triển đô thị và thu hút đầu tư. Ngày 26/5, Tập đoàn Tây Bắc đã chính thức ký kết chuyển nhượng một phần Dự án Trung tâm thương...
Ngày 29/4/2025, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang năm 2025.
Ngày 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
Thị trường bất động sản Cần Thơ đang trở thành điểm sáng đầu tư nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng, quy hoạch đô thị bài bản và nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Trong những năm tới, khu vực này được đánh giá có...